• Chủ nhật, 24-11-2024
  • 06:57:27 GMT
rss

Ý nghĩa và Lịch sử quốc kỳ Nhật Bản không phải ai cũng biết

Thời gian đăng: 21:55 07/4/2022

Quốc kỳ Nhật Bản (日本の国旗Nihon no Kokki/ Nippon no Kokki) lá cờ hình chữ nhật với nền trắng và hình tròn màu đỏ lớn. Theo tiếng Nhật quốc kỳ được gọi là Nisshōki (日章旗 nghĩa là: Cờ huy hiệu mặt trời). 

Vậy nếu bạn là một người yêu thích nền văn hóa con người đất nước Nhật Bản, muốn hiểu hơn về ý nghĩa của quốc kỳ Nhật. Hãy cùng Tokyo.net.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Lá cờ Nhật Bản có ý nghĩa gì?

Dưới đây là nguồn gốc, ý nghĩa cũng như lịch sử của quốc kỳ Nhật Bản ( (日本の国旗Nihon no Kokki/ Nippon no Kokki) bạn có thể tham khảo qua:

Nguồn gốc của lá cờ Nhật Bản

Theo huyền sử của người Nhật, đất nước Nhật Bản được tạo ra cách đây khoảng 2700 năm trước bởi nữ thần Amaterasu. Và họ cũng tin rằng chính nữ thần Amaterasu là tổ tiên của vị Thiên Hoàng Nhật đầu tiên. Đây cũng chính là câu trả lời cho tại sao các thiên hoàng ở Nhật Bản được gọi bằng cái tên Thiên Tử, và nước Nhật lại được mệnh danh với cái tên vô cùng mỹ miều là xứ sở mặt trời mọc.

Theo huyền sử của người Nhật, đất nước Nhật Bản được tạo ra cách đây khoảng 2700 năm trước bởi nữ thần Amaterasu

Ngược chiều lịch sử Nhật Bản, các thư tịch cổ lâu đời nhận định rằng lá cờ đầu tiên Nhật Bản đã được sử dụng ở một công đường vào năm 701 dưới đời Thiên hoàng Văn Vũ. Một điểm vô cùng đặc biệt nữa là,trong những trận đối đầu với quân xâm lược Mông Cổ, các vị tướng quân Nhật Bản ở thế kỷ 13 đều sử dụng lá cờ Hinomaru này để ra trận chiến đấu.

Đến năm 1870, lá Cờ Nhật Bản Hinomaru lần đầu tiên đã được công nhận chính thức. Tuy nhiên trong thời gian này lá cờ xuất hiện với tư cách là cờ của các thương gia và các thuyền buôn xứ phù tang. 

Và trong khoảng thời gian từ 1870 đến 1885, lá cờ Hinomaru mới dần chính thức trở thành quốc kỳ đầu tiên của đất nước Nhật Bản.

Ý nghĩa của lá cờ Nhật Bản

Mỗi lần nhìn lên lá của xứ xở mặt trời mọc, chắc hẳn các bạn đều bị gây ấn tượng mạnh mẽ bởi hình tròn nằm ở trung tâm với nền trắng bao quanh. Có thể nhiều người sẽ bị nhầm lẫn đây là màu đỏ thông thường, nhưng thực chất đây là màu đỏ sẫm. Và để trả lời cho câu hỏi tại sao lại là màu đỏ thẫm, thì đây chính là màu sắc khi mặt trời chuyển từ ngày sang đêm. Đến đây, thì câu cái tên “ đất nước mặt trời mọc” lại một lần nữa được giải đáp rõ hơn rồi đúng không nào.

Mỗi lần nhìn lên lá của xứ xở mặt trời mọc, chắc hẳn các bạn đều bị gây ấn tượng mạnh mẽ bởi hình tròn nằm ở trung tâm với nền trắng bao quanh.

Thêm vào đó, màu đó trên quốc kỳ còn tượng trưng cho nữ thần mặt trời Amaterasu. Đây chính là vị thần mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên. Người được cho là đã sáng tạo ra Nhật Bản vào 2700 năm trước, là tổ tiên của các vị hoàng đế đầu tiên.

Theo những ghi chép cũ để lại, vào năm 701, hoàng đế Mommu đã lần đầu tiên sử dụng lá cờ này. Mommu dùng lá cờ với mục đích để tượng trưng cho mặt trời của triều đình vào năm đó. Điều này cũng có thể được hiểu nôm na là đất nước Nhật Bản thời kỳ huy hoàng bắt đầu từ triều đình Mommu. Tuy nhiên, vào thập kỷ XIII – trong cuộc chiến chống xâm lược người Mông Cổ – quốc kỳ này cũng được kéo lên do các tướng quân Shougn.

Để có được hình ảnh như ngày hôm này, Quốc kỳ Nhật Bản đã trải qua nhiều biến thể. Và những biến thể đó là do:

  • Hải quân Nhật Bản.

  • Lực lượng quân đội tự vệ Nhật Bản.

  • Hoàng gia Nhật Bản.

Một trong những phiên bản để lại ấn tượng cho người dân và các nước bị Nhật Bản xâm chiến đó chính là hình ảnh vòng tròn đỏ ở giữa với những tia sáng đỏ chiếu xung quanh. Đât cũng là hình ảnh quốc kỳ đã ảnh hưởng đến quốc kỳ nước Bangladesh với hình tròn màu đỏ với nền xanh lá.

Quốc kỳ của Nhật Bản như thế nào?

Quốc kỳ Nhật Bản được thiết kế theo hình chữ nhật, với nền là màu trắng và có một hình tròn lớn màu đỏ nằm ở chính giữa. Các bạn có thể hiểu ý nghĩa của hình ảnh lá cờ Nhật Bản như sau:

Quốc kỳ Nhật Bản được thiết kế theo hình chữ nhật, với nền là màu trắng và có một hình tròn

  • Vòng tròn màu đỏ: Tượng trưng cho mặt trời. Bởi vì đất nước Nhật Bản nằm ở vị trí phía Đông của châu Á, từ phía mặt trời mọc.

  • Nền màu trắng: Tượng trưng cho ngay thẳng, trung thực của con người đất nước Nhật Bản.

Trước đây lá cờ Nhật Bản có tỷ lệ là 7:10, nhưng bây giờ đã được thiết kế theo tỉ lệ  2:3. Điều này cũng đồng nghĩa với vòng tròn màu đỏ chiếm 3/5 chính giữa của quốc kỳ.

Lịch sử của lá cờ Nhật – Quốc kỳ Nhật Bản

Quốc kỳ của Nhật Bản được gắn liền với biểu tượng của mặt trời ít nhất từ thế kỷ thứ 7. Mặc dù các học giả vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của lá cờ,  nhưng hầu hết họ đều tin rằng nó có liên quan đến tên gọi “Mặt trời mọc” của đất nước.

Quốc kỳ Nhật Bản trước năm 1990 như thế nào?

Cờ hình mặt trời ban đầu được khi người Nhật chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của Mông Cổ, được sử dụng bởi Shogun trong thế kỷ 13. Vào năm 1870, Hinomaru đã được chính thức công nhận với vai trò như là một lá cờ thương gia, và từ đó trở thành lá cờ quốc gia đầu tiên được thông qua tại Nhật Bản năm 1870-1885.

Quốc kỳ Nhật Bản trước năm 1990

Tuy nhiên trong thời gian chiếm đóng của Nhật Bản sau Thế chiến II việc sử dụng lá cờ này gặp nhiều hạn chế. Mãi cho đến năm 1947 những hạn chế đã bắt đầu được dỡ bỏ. 

Vào năm 1999, lá cờ Hinomaru của Nhật Bản đã chính thức được luật pháp được công nhận là lá cờ quốc gia. Nhìn chung các biến thể sau này của lá cờ Nhật Bản là có thêm các tia sáng của mặt trời. 

Sau năm 1990 – cờ Nhật Bản được thay đổi

Thời gian Nhật Bản phát triển thành một đế quốc cũng chính là khoảng thời gian quốc kỳ được sử dụng phổ biến nhất. Chúng ta có thể thấy quốc kỳ Nhật Bản hiện diện sau những chiến thắng trong chiến tranh Nga – Nhật, Thanh – Nhật, Trung – Nhật.

Trong thời gian này, quốc kỳ Nhật Bản cũng được xem là một công cụ của chủ nghĩa đế quốc Nhật tại Đông Nam Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Cụ thể nhân dân bản địa phải sử dụng quốc kỳ Nhật Bản và học sinh phải hát Kimigayo ( tức là quốc ca nước Nhật) vào buổi sáng trong lễ thượng kỳ.

Sau năm 1990 – cờ Nhật Bản được thay đổi

Chiến tranh thế giới kết thúc, cũng là khi cảm nghĩ về tính tượng trưng quốc kỳ Nhật Bản được biến đổi. Nó chuyển từ một cảm giác ái quốc về “Đại Nhật Bản” sang Nhật Bản hòa bình và chống quân phiệt. Chính sự thay đổi này cũng chính là nguyên nhân mà sau chiến tranh mặc dù những hạn chế bị bãi bỏ vào năm 1949 quốc kỳ ít được sử dụng tại Nhật Bản.

Trên thực tế, liên quan đến quốc kỳ Nhật Bản - Hinomaru, có rất nhiều mâu thuẫn. Tuy nhiên, vào ngày 13 tháng 8 năm 1999, Hinomaru đã chính thức được thông qua làm quốc kỳ Nhật Bản và Kimigayo là quốc ca.

Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin chi tiết về ý nghĩa và nguồn gốc về quốc kỳ Nhật Bản. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ qua Hotline: 0981466883 để được đội ngũ tư vấn chi tiết nhất nhé!